Thị xã trực thuộc tỉnh Thị xã, Đặc khu (Việt Nam Cộng hòa)

SttThị xãTỉnhLịch sử hành chính
1 An Lộc Bình LongNgày 22 tháng 10 năm 1956, chính phủ Việt Nam Cộng hòa chia tỉnh Thủ Dầu Một chia thành 3 tỉnh: Bình Dương, Bình Long, Phước Long (có thêm phần đất của tỉnh Biên Hòa). Tỉnh lỵ tỉnh Bình LongAn Lộc, về mặt hành chính thuộc xã Tân Lập Phú, quận An Lộc.
2 Ban Mê Thuột DarlacBan Mê Thuột về mặt hành chính nằm trong địa bàn xã Lạc Giao, trung tâm của quận Ban Mê Thuột.
3 Bảo Lộc Lâm ĐồngNăm 1958, chính phủ Việt Nam Cộng hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Đồng thời tách quận Dran sáp nhập vào tỉnh Lâm Viên và đặt thành tỉnh Tuyên Đức. Lâm Đồng lúc này còn hai quận là B’Lao và Djiring, tức toàn bộ vùng đất nằm trên cao nguyên Di Linh, Bảo Lộc. Ngày 30 tháng 11 năm 1958, B’Lao được đổi tên thành Bảo Lộc và được chọn làm tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng
4 Biên Hòa Biên HòaBiên Hòa về mặt hành chính nằm trong địa bàn xã Bình Trước, trung tâm của quận Đức Tu.
5 Cao Lãnh Kiến PhongNgày 22 tháng 10 năm 1956, tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143-NV " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Kiến Phong được thành lập trên cơ sở đổi tên tỉnh Phong Thạnh thành lập ngày tháng 2 năm 1956.

Tỉnh lỵ tỉnh Kiến Phong có tên là "Cao Lãnh", về mặt hành chánh thuộc xã Mỹ Trà, quận Cao Lãnh.

6 Châu Phú Châu ĐốcNgày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh số 246/NV quy định kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Châu Đốc trên cơ sở các quận Châu Phú, Tân Châu, An Phú, Tri Tôn và Tịnh Biên cùng thuộc tỉnh An Giang trước đó. Tỉnh lỵ tỉnh Châu Đốc khi đó lại có tên là "Châu Phú", do nằm trong địa bàn xã Châu Phú, quận Châu Phú.
7 Gia Định Gia ĐịnhSau năm 1956, các làng gọi là xã, xã Bình Hòa Xã tiếp tục giữ vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Gia Định cho đến năm 1975. Tuy nhiên, quận lỵ Gò Vấp lại đặt tại xã Hạnh Thông Xã.
Từ năm 1962 chính quyền Việt Nam Cộng hòa bỏ dần, đến năm 1965 bỏ hẳn cấp hành chính tổng. Khi đó, xã Bình Hòa Xã thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Xã Bình Hòa Xã gồm 10 ấp đều mang địa danh "bác ái" và đánh số kèm theo, từ bác ái 1 đến bác ái 10.
8 Gia Nghĩa Quảng ĐứcGia Nghĩa về mặt hành chính là xã trung tâm của quận Khiêm Đức.
9 Gò Công Gò CôngNgày 20 tháng 12 năm 1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tái lập tỉnh Gò Công, tách từ tỉnh Định Tường. Tỉnh lỵ có tên là "Gò Công", về mặt hành chánh thuộc xã Long Thuận, quận Châu Thành (quận Gò Công cũ). Ngày 6 tháng 4 năm 1965, chính quyền Việt Nam Cộng hòa sắp xếp hành chính, chia quận Châu Thành thuộc tỉnh Gò Công thành 2 quận: Hòa Tân và Hòa Lạc. Do đó, từ năm 1965, tỉnh lỵ Gò Công thuộc xã Long Thuận, quận Hòa Lạc.
10 Hàm Tân Bình TuyHàm Tân về mặt hành chính nằm trong địa bàn xã Phước Hội, trung tâm của quận Hàm Tân.
11 Hậu Bổn Phú BổnTrước đó về mặt hành chính Hậu Bổn là xã trung tâm của quận Cheo Reo thuộc tỉnh Pleiku. Năm 1962 chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách một phần diện tích phía đông nam tỉnh Pleiku để thành lập tỉnh Phú Bổn, lấy quận Cheo Reo làm trung tâm tỉnh. Sau đổi tên Cheo Reo thành Phú Thiện, Hậu Bổn trở thành xã trung tâm của quận.
12 Hội An Quảng Nam
13 Khánh Hưng Ba Xuyên
14 Khiêm Cường Hậu Nghĩa
15 Kontum Kontum
16 Long Xuyên An GiangNgày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh 143/VN để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Việt Nam Cộng hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này tỉnh Châu Đốctỉnh Long Xuyên được sáp nhập để thành lập tỉnh mới có tên là tỉnh An Giang. Tỉnh lỵ tỉnh An Giang đặt tại Long Xuyên và Long Xuyên kiêm luôn quận lỵ quận Châu Thành, về mặt hành chánh thuộc xã Mỹ Phước, quận Châu Thành, tỉnh An Giang.
17 Mộc Hóa Kiến Tường
18 Phan Rang Ninh Thuận
19 Phan Thiết Bình Thuận
20 Phú Cường Bình Dương
21 Phú Vinh Vĩnh Bình
22 Phước Bình Phước Long
23 Phước Lễ Phước Tuy
24 Pleiku PleikuNgày 26 tháng 1 năm 1957, Nghị định số 27-BNV/HC/NĐ của Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng Hòa bãi bỏ nghị định số 495-Cab/Ml của Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam, các thị trấn được đổi thành xã (đô thị), thị trấn Pleiku trở thành xã (xã đô thị) Pleiku.
Tháng 9 năm 1962 thời Đệ Nhất Cộng hòa, chính phủ chia tỉnh Pleiku cũ thành hai tỉnh mới: Pleiku và Phú Bổn. Quận Cheo Reo thuộc về Phú Bổn; tỉnh Pleiku với diện tích 8260 km² còn lại lập thêm một quận mới là Phú Nhơn. Tỉnh lỵ đặt tại Pleiku, về mặt hành chính thuộc xã Hội Thương, quận Lệ Trung.
25 Quản Long An Xuyên
26 Quảng Ngãi Quảng Ngãi
27 Quảng Trị Quảng Trị
28 Sa Đéc Sa ĐécNgày 24 tháng 9 năm 1966, chính quyền Việt Nam Cộng hòa lại tái lập tỉnh Sa Đéc. Tỉnh Sa Đéc mới tách ra từ tỉnh Vĩnh Long, chỉ gồm phần đất nằm giữa hai con sông Tiền GiangHậu Giang, với diện tích khoảng 900 km². Khi đó, quận Sa Đéc lại đổi tên thành quận Châu Thành như cũ. Ngày 14 tháng 3 năm 1968, quận Châu Thành lại đổi tên thành quận Đức Thịnh. Tỉnh lỵ tỉnh Sa Đéc là "Sa Đéc", về mặt hành chánh thuộc xã Tân Vĩnh Hòa, quận Đức Thịnh. Sa Đéc vừa là quận lỵ quận Đức Thịnh vừa là tỉnh lỵ tỉnh Sa Đéc.
Thị xã Sa Đéc gồm 2 xã và 16 ấp như sau:
-Tân Vĩnh Hòa: Tân An, Tân Bình, Tân Long, Tân Hưng, Phú Long, Phú Thuận, Vĩnh Thuận, Tân Hòa, Vĩnh Thới, Tân Mỹ 1 và Tân Mỹ 2, Sa Nhiên, Hòa Khánh 1 và Hòa Khánh 2, Phú Hòa.
-An Tịch: An Thuận 1, An Thuận 2.
29 Tam Kỳ Quảng Tín
30 Tân An Long An
31 Tây Ninh Tây Ninh
32 Trúc Giang Kiến HòaNgày 22 tháng 10 năm 1956 tỉnh Bến Tre đổi tên thành tỉnh Kiến Hòa, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ban hành Sắc lệnh 143-NV để " thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng Hoà gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Kiến Hòa được thành lập trên phần đất của tỉnh Bến Tre trước đó; còn tỉnh lỵ lại bị đổi tên là "Trúc Giang", về mặt hành chánh thuộc xã An Hội, quận Trúc Giang.
33 Tuy Hòa Phú Yên
34 Vị Thanh Chương ThiệnTỉnh Chương Thiện được thành lập vào ngày 24 tháng 12 năm 1961 theo Sắc lệnh 244-NV của Tổng thống Ngô Đình Diệm dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa từ những quận tách ra từ ba tỉnh Ba Xuyên, Kiên Giang và Phong Dinh. Chương Thiện có diện tích 2.292 km², phía đông bắc giáp tỉnh Phong Dinh, phía đông nam giáp tỉnh Ba Xuyên, phía nam giáp tỉnh An Xuyên và Bạc Liêu, phía tây và tây bắc giáp tỉnh Kiên Giang. Tỉnh lỵ tỉnh Chương Thiện có tên là "Vị Thanh", do lấy theo tên xã Vị Thanh thuộc quận Đức Long vốn là nơi đặt tỉnh lỵ.
35 Vĩnh Long Vĩnh Long
36 Vĩnh Lợi Bạc LiêuNgày 8 tháng 9 năm 1964, Thủ tướng chính quyền mới của Việt Nam Cộng hòa ký Sắc lệnh số 254/NV quy định kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu trên cơ sở tách các quận Vĩnh Lợi, Giá Rai, Vĩnh Châu của tỉnh Ba Xuyên và quận Phước Long của tỉnh Chương Thiện.
Tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu khi đó lại có tên là Vĩnh Lợi, do lấy theo tên xã Vĩnh Lợi thuộc quận Vĩnh Lợi là nơi đặt tỉnh lỵ. xã Vĩnh Lợi vẫn tiếp tục giữ hai vai trò là quận lỵ quận Vĩnh Lợi và là tỉnh lỵ tỉnh Bạc Liêu.
37 Xuân Lộc Long Khánh